Măng Đắng Là Gì? Giá Bao Nhiêu? Cách Sơ Chế Ra Sao? Chi Tiết Từ A-Z

26 Tháng Năm,2021 Baitonghop.vn

Là một trong các lại đặc sản Việt Nam, măng đắng không chỉ là thực phẩm trong bữa ăn thường ngày mà còn trở thành một món ăn được người tiêu dùng miền xuôi ưa chuộng.

Vậy măng đắng này như thế nào? có giá bao nhiêu tiền? cách sơ chế ra làm sao?

Hãy cùng Baitonghop.vn đi tìm câu trả lời cho các bạn loại đặc sản này trước khi bạn sử dụng sản phẩm để sử dụng được sản phẩm ngon nhất nhé.

1. Măng Đắng là gì?

Măng đắng là một loài cây thuộc họ tre, nứa thường mọc tự nhiên và phân bố nhiều ở các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Nghệ An,… và một số các tỉnh miền núi khác. Mắng đắng ngon nhất là vào đầu mùa, khi này củ măng thường rất tươi và non, không gây ra cảm giác quá đắng và cũng chế biến được rất nhiều món khác nhau.

Đặc sản cây măng đắng
Đặc sản cây măng đắng

2. Đặc Điểm Của Măng Đắng

Măng đắng có vị đắng, người không ăn quen sẽ rất khó ăn. Tuy nhiên, chính vị rất lạ này lại được rất nhiều người  ưa thích bởi sự hoang dã, tự nhiên của loại măng đắng này. Theo kinh nghiệm của người dân vùng cao nếu thu hoạch vào đầu mùa thì măng đắng sẽ ngọt nhiều hơn xen lẫn vị đắng.

3. Cách Phân Biệt Măng Đắng

Để phân biệt và lựa chọn măng đắng một cách dễ dàng đó là phân biệt qua lá

Vì măng đắng có hình dạng khá giống với măng ngọt, nhưng măng ngọt sẽ có phần lá trên ngọn to và thưa hơn, còn măng đắng sẽ có lá nhọn, dài hơn, các phiến lá cũng không tỏa xòe như măng ngọt. Đặt 2 loại măng này cạnh nhau thì rất dễ dàng nhận ra bằng mắt thường.

Măng ngọt (bên trái) Măng đắng (bên phải)
Măng ngọt (bên trái) Măng đắng (bên phải)

4. Cách Chọn Măng Đắng Ngon

Nên chọn măng còn tươi, củ có hình thô, đốt to và nhỏ đều nhau, giòn nhưng non, không xuất hiện lá vàng, bề mặt không có đốm, vỏ mỏng và không bị héo. Không nên chọn măng quá trắng, màu măng vàng nâu, sờ vào không bị dính tay, có những đường vân.

Cách chọn măng đắng
Cách chọn măng đắng

5. Cách Sơ Chế Măng Đắng

Để chế biến măng cho bữa ăn gia đình trở nên ngon và an toàn hơn chúng ta phải sơ chế bằng các cách sau:

5.1 Cách 1: Luộc măng

Bạn cho măng tươi đã bóc sạch vỏ bên ngoài vào nồi và luộc qua nhiều lần nước (có thể luộc với nước gạo), sau mỗi lần luộc thì bạn lược bỏ nước rồi rửa sạch lại bằng nước mát. Luộc đến khi nào thấy măng mềm thì bạn có thể vớt ra và chế biến.

Cách luộc măng đắng
Cách luộc măng đắng

Lưu ý:  Không nên đậy nắp nồi khi luộc để cho chất độc có thể bay hết ra ngoài, không ngấm vào măng gây hại cho sức khỏe.

5.2 Cách 2: Ngâm với nước lọc hoặc nước gạo qua đêm

Măng sau khi mua về, bóc bỏ bẹ lá ngoài, thái miếng nhỏ và ngâm nước sạch hoặc nước gạo qua đêm. Thỉnh thoảng thay nước ngâm măng và và hôm sau chỉ cần đem măng đi rửa thật sạch lại và chế biến.

Cách ngâm măng đắng
Cách ngâm măng đắng

6. Các Món Ăn Ngon Từ Măng Đắng

Với măng đắng ta có thể chế biến được nhiều món ăn mà không cảm thấy chán ngán vị đắng của nó. Trong bữa cơm, có thêm những đĩa măng đắng xào, luộc, nấu xương hay nấu với vịt,… sẽ làm đa dạng bữa cơm mỗi ngày của gia đình.

Canh măng đắng
Canh măng đắng
Măng đắng xào
Măng đắng xào

7. Măng Đắng Có Giá Bao Nhiêu Tiền

Hiện nay trên thị trường măng đắng có giá bán dao động từ 35.000đ đến 50.000đ 1/kg

Giá bán của măng đắng
Giá bán của măng đắng

8. Những Người Không Nên Ăn Măng Đắng

Phụ nữ đang mang thai

Đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng đắng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi.

Trẻ em

Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển không nên ăn loại thực phẩm này để tránh bị thiếu canxi, kẽm dẫn đến chậm phát triển.

Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng

Măng đắng rất giàu chất xơ, khó tiêu hóa nên những người mắc bệnh loét dạ dày và tráng tràng, không nên ăn nhiều để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Người bị bệnh gút

Người bị bệnh gút không nên ăn măng. Khi bị bệnh gút, bạn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.

9. Kết Luận

Măng đắng là một trong những đặc sản nổi tiếng của dân tộc Tây Bắc, đây là một loại măng có hương vị lạ miệng của vùng cao Tây Bắc. Măng đắng giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, hỗ trợ và điều trị táo bón, đồng thời giảm cholesterol trong máu và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Trên đây là bài viết review măng đắng. Hy vọng với những kiến thức trên bạn có thể biết thêm thông tin và sử dụng loại đặc sản này.

Baitonghop.vn chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Măng Đắng Là Gì? Giá Bao Nhiêu? Cách Sơ Chế Ra Sao? Chi Tiết Từ A-Z
4.5 (90%) 2 votes

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn nên ngâm măng đắng với nước gạo qua đêm và luộc qua 1-2 lần là măng sẽ bớt đắng.

Bà bầu không nên ăn vì rất dễ bị ngộ độc măng đắng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi.

 

Nên chọn măng còn tươi, củ có hình thô, đốt to và nhỏ đều nhau, giòn nhưng non, không xuất hiện lá vàng, bề mặt không có đốm, vỏ mỏng và không bị héo.

Măng rất giàu chất xơ, giúp thỏa mãn cơn đói. Măng cũng chứa lượng đường và calo không đáng kể, măng là thực phẩm giúp giảm cân lý tưởng.

0392723486